Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Tàu cá ngư dân được trang bị thiết bị định vị

Tối 25/11, Chương trình giao lưu-ca nhạc "Tấm lưới nghĩa tình" ủng hộ ngư dân Việt Nam đã nhận được sự chia sẻ và ủng hộ nhiệt tình của hàng triệu khán giả trong cả nước.

Chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Quỹ Tấm lòng vàng Báo Lao động phối hợp với Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) phối hợp tổ chức, nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân quyên góp và nhắn tin ủng hộ, giúp ngư dân khắc phục khó khăn, yên tâm bám biển, làm giàu từ biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Tiết mục nghệ thuật khai mạc chương trình
Qua các tiết mục nghệ thuật khán giả hiểu thêm về công việc của ngư dân
Tới tham dự chương trình có các đồng chí: Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn; Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Trịnh Huy Quách, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội; Hoàng Ngọc Thanh PCT Tổng LĐLĐVN, ông Vũ Văn Tám Thứ trưởng Bộ NN & PTNN kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và các đại diện cơ quan đơn vị trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Ngọc Thanh PCT Tổng LĐLĐVN đề cao ý nghĩa của chương trình:  Cuộc mưu sinh bám biển của các ngư dân VN thường xuyên phải đối mặt với muôn vàn rủi ro và bất trắc, song các thế hệ ngư dân VN vẫn ngày đêm kiên trì bám biển vì ý thức bảo vệ chủ quyền các quốc gia. Vì thế, để có thêm nguồn lực hỗ trợ các nghiệp đoàn nghề cá và các ngư dân nghèo bám biển, Tổng LĐLĐVN đã phát động chương trình Tấm lưới nghĩa tình. Chương trình thêm một lần nữa khẳng định mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái của CBCNV công đoàn lao động nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung với các ngư dân, những người đang hàng ngày, hàng giờ bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc”.

a
Qua phần giao lưu với 2 vị khách mời những điều chưa biết về công việc
và cuộc sống của người ngư dân được chia sẻ
Chương trình thông qua lời ca, tiếng hát, phóng sự về những ngư dân đang ngày đêm bám biển và đặc biệt là phần giao lưu với các ông Bạch Quốc Khang, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam..., khán giả đã được tìm hiểu sâu hơn về nghề đánh bắt cá, về những vất vả, khó nhọc và cả những mất mát của ngư dân trên biển; đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò của ngư dân đối với sự phát triển kinh tế đất nước, trong lĩnh vực khai thác thủy sản và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam...
Tại chương trình, ông Bạch Quốc Khang nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của người ngư dân trong việc phát triển kinh tế và khẳng định chủ quyền biển đảo trong bối cảnh mới. Họ là lực lượng chủ đạo trong khai thác nguồn lợi thủy sản từ biển, cũng là lực lượng bảo vệ các nguồn lợi thủy sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá khác cho đất nước.
Mong ước của người ngư dân là được ngày đêm bám biểm
Mong ước của người ngư dân là được ngày đêm bám biểm
Ông Võ Thiên Lăng khẳng định: Nghề cá VN đã có những bước chuyển biến rõ rệt từ sản xuất nhỏ lẻ không hiệu quả chúng ta đã có gần 2000 tổ khai thác hải sản mỗi năm đánh bắt được trên 4 triệu tấn hải sản… Vừa qua, chúng ta đã thành lập được 2 nghiệp đoàn nghề cá ở Quảng Ngãi và Bình Thuận, sắp tới sẽ tiếp tục thành lập các nghiệp đoàn nghề cá ở tỉnh Kiên Giang, Phú Yên.
Để hỗ trợ ngư dân khi ra khơi, Đảng và Chính phủ còn tạo nhiều cơ chế mở giúp người dân dễ dàng vay vốn mua sắm tàu thuyền, trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản. Ngoài ra, mỗi tàu cá được trang bị một máy thông tin liên lạc kết nối thiết bị định vị toàn cầu giúp các đội tàu đánh bắt cá tại vùng biển Trường Xa và Hoàng Xa có thể gắn kết, giúp đỡ nhau tốt hơn.
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát và Phó Chủ tịch VP QH
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát ghi nhận những đóng góp của
những ngư dân "anh hùng"
Theo thống kê của Tổng LĐLĐVN cả nước có gần 4 triệu lao động trong ngành thủy sản, trong đó 1,3 triệu lao động thu nhập chính từ khai thác hải sản xa bờ và trên 130 nghìn tàu cá. Tuy nhiên, với những khó khăn thách thức ngày càng nhiều từ thiên tai, từ sự cạnh tranh ngư trường, cạnh tranh vùng biển của ngư dân các nước bạn nên số lượng ngư dân VN bám biển đang ngày  càng giảm sút, số chuyến tàu ra khơi đánh bắt cá ngày càng thưa vắng. Vì thế, chương trình Tấm lưới nghĩa tình là một hoạt động thiết thực ủng hộ, giúp đỡ ngư dân để họ yên tâm bám biển. Hỗ trợ việc thành lập, phát triển và tháo gỡ khó khăn cho những nghiệp đoàn nghề cá.
Thông qua chương trình, 2 ngư dân Mai Trọng Lưu (ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) và Phan Văn Hiếu (ngư dân TP. Phan Thiết, Bình Thuận) đã chia sẻ với khán giả hoàn cảnh của mình, những khó khăn, vất vả của những người dân biển đảo. Anh Mai Trọng Lưu người được mệnh danh là “Sói Biển”, cũng là người từng trở về sau 5 lần bị bắt và tra tấn ở nước bạn không ngại ngần nói lên mong mỏi của anh và các ngư dân là được hỗ trợ hoàn toàn kinh phí mua sắm, sửa chữa phương tiện, trang thiết bị đã hư hỏng do thiên tai, do tàu lạ phá hoại. Còn những ngư dân sẽ không ngại khó khăn, nguy hiểm mà ngày đêm bám biển…

Hơn 3,4 tỷ đồng
Chương trình "Tấm lưới nghĩa tình" đã nhận được số tiền ủng hộ
lên đến gần 3,4 tỷ đồng

Tính đến 17 giờ ngày 24/11, đã có gần 3,4 tỷ đồng ủng hộ đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá và ngư dân Việt Nam qua chương trình “Tấm lưới nghĩa tình.” Trong đó, ủng hộ qua tin nhắn trên 1,7 tỷ đồng và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký ủng hộ trực tiếp về Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động là trên 1,6 tỷ đồng.

a
Không chỉ có các đơn vị thuộc Tổng LĐLĐ VN mà nhiều doanh nghiệp
cũng tham gia ủng hộ ngư dân bám biển
 

Cuối chương trình, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã kêu gọi cán bộ, công nhân viên chức lao động, bà con nông dân, học sinh, sinh viên và đoàn thể, doanh nghiệp cả nước giúp ngư dân vượt khó khăn, bám biển sản xuất bằng hình thức nhắn tin từ thiện qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400, với nội dung nhắn tin: nd (chữ cái viết tắt của ngư dân) gửi đến tổng đài 1407.

Mỗi tin nhắn sẽ góp thêm 14.000 đồng vào Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình” cho ngư dân nghèo mua ngư cụ, có phương tiện đi biển, ổn định cuộc sống. Phí gửi tin nhắn là 300đồng/tin. Thời hạn nhắn tin ủng hộ đến hết ngày 31/12 tới.

xem thêm : thiết bị giám sát hành trình, định vị xe máy

Thiết bị giám sát hành trình Bình Anh

Bắt đầu chỉ với 2 bàn tay trắng và ước mơ làm được cái gì đó thiết thực cho xã hội đến nay anh  Đào Thanh Anh đã trở thành giám đốc Công ty điện tử Bình Anh, chuyên sản suất thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) ở Việt Nam.
 
a
Đào Thanh Anh Giám đốc điều hành Công ty điện tử Bình Anh

Công ty Điện tử Bình Anh là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị, hệ thống quản lý giám sát hành trình cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên toàn quốc.

Cũng vì thế nên doanh nhân Đào Thanh Anh luôn phải bận rộn với những chuyến công tác dài ngày và những hợp đồng cung cấp thiết bị bạc tỉ. Gặp được anh là một điều không đơn giản. Sau 3 lần lỡ hẹn tôi cũng may mắn được trò chuyện cùng vị doanh nhân trẻ thành đạt này.

Là giám đốc điều hành của một công ty lớn, nhưng Doanh nhân Đào Thanh Anh tỏ ra rất từ tốn và giản dị. Phòng họp của công ty cũng là nơi làm việc và tiếp khách của vị giám đốc trẻ tuổi này. Theo anh “Mình càng gần gũi với anh em thì hiệu quả công việc càng cao”. Nói chuyện với anh người ta cảm thấy anh là một người hết sức khiêm tốn. Anh không bao giờ tự nhận mình là người thành đạt, anh chỉ cho rằng mình đã đi đúng hướng, thành quả ngày hôm nay là do sự nỗ lực của toàn bộ anh em trong công ty.  

Từ kỹ sư công nghệ thành người giám sát giao thông

“Thời điểm vừa tốt nghiệp năm 1998, chẳng bao giờ mình mơ đến ngày hôm nay. Lúc ấy, ước mơ lớn nhất của mình là một gia đình nhỏ xinh ở Thủ Đô”. Đó là những lời tâm sự rất thật của vị doanh nhân trẻ tuổi về cái thời bỡ ngỡ ôm mơ ước “còm” vào đời.

Với tấm bằng kỹ sư điện tử viễn thông loại ưu, chàng kỹ sư trẻ nhanh chóng tìm được một công việc ổn định trong Viện Nghiên cứu khoa học. Thế nhưng qua 8 năm làm việc, với những đề tài nghiên cứu lớn nhỏ. Anh nhận ra rằng để một đề tài khoa học được áp dụng vào thực tiễn phải mất cả một quá trình, có khi cả một đời nghiên cứu cũng không mang lại điều gì cho xã hội. Vì thế, anh bắt đầu ấp ủ một cái gì đó có ý nghĩa thực tiễn, gần gũi với đời sống. Anh trăn trở, tìm kiếm những sản phẩm công nghệ hữu ích cho xã hội.

Những chiếc hộp đen từng được anh lắp giáp theo phương thức thủ công
 Lắp ráp thiet bi dinh vi oto

Cũng rất tình cờ, trong một lần về thăm quê nhà ở Hà Tĩnh, chàng kỹ sư đã chứng kiến cảnh xe khách “hành” khách như thế nào. Khách hàng vốn được coi thượng đế của doanh nghiệp, vậy mà khi đã lên xe lại bị biến thành tù nhân của họ. Anh nhớ như in hình ảnh những chiếc xe dù, bến cóc thản nhiên đua tốc độ trên đường, thản nhiên dừng đón trả khách, nhồi nhét khách… và cũng ngần ấy lần anh chứng kiến những vụ tai nạn giao thông thảm khốc trên QL 1A. Trong khi đó cánh lái xe cứ như những con bệnh nhờn thuốc. Bất chấp luật pháp và tính mạng hành khách, họ vẫn ngang nhiên vi phạm luật giao thông trong sự bất lực lực lượng chức năng.

Hộp đen “Made in Viet Nam”

Từ đó, cái ý tưởng mơ hồ về hệ thống quản lý xe khách đã được hình thành. Qua 3 tháng mầy mò tìm kiếm, cuối cùng chàng kỹ sư Đào Thanh Anh cũng hiện thực hóa được “liều thuốc đặc trị” cho bệnh xe dù, bến cóc. Chiếc hộp đen và hệ thống quản lý phương tiện thông qua thiết bị định vị vệ tinh là giải pháp tối ưu nhất.

Vào thời điểm đó, ở Việt Nam hộp đen vẫn là thiết bị hoàn toàn mới đối với các loại phương tiện vận tải đường bộ. Do thiết bị này phải nhập khẩu hoàn toàn, kể cả việc lắp đặt và chuyển giao công nghệ quản lý đều phải phụ thuộc vào đơn vị phân phối. Vì thế, nó luôn khả năng của doanh nghiệp vận tải trong nước.

Để thực hiện ý tưởng của mình, anh ngày đêm nghiên cứu các loại thiết bị tiên tiến của nước ngoài. Từ công nghệ của họ, anh tìm kiếm linh kiện để chế tạo ra sản phẩm của riêng mình. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng kỹ sư Đào Thanh Anh cũng có được chiếc hộp đen như ý.

Có được sản phẩm rồi anh lại loay hoay tìm nơi thử nghiệm. Việc này cũng khó chẳng kém việc chế tạo sản phẩm. Anh nói: “Người ta từ chối vì chẳng ai dám mang mình ra làm vật thí nghiệm cả”. Tưởng như sản phẩm của anh sẽ bị chìm vào quên lãng giống như những đề tài khoa học trước đây. Nhưng may thay trong lúc khó khăn ấy, một ông chủ doanh nghiệp vận tải có cùng mong muốn như anh đã đồng ý cho anh lắp đặt thử nghiệm thiết bị lên chiếc xe của ông. Trời chẳng phụ lòng người, thành công đã mỉm cười với anh. Hệ thống giám sát hành trình đầu tiên “made in Viet Nam” ra đời như thế.

Biến tiền triệu thành bạc tỉ

Trong chặng đường trở thành doanh nhân, khó khăn lớn nhất đối với người kỹ sư trẻ là nguồn vốn. Số tiền tiết kiệm ít trong những năm làm tại viện chẳng thể giúp anh thành lập công ty. Anh lại chạy đôn, chạy đáo vay gia đình, bạn bè… Năm 2007 công ty điện tử Bình Anh được thành lập với số vốn ban đầu chỉ là 60 triệu đồng.

Đội ngũ chăm sóc khách hàng làm việc 24/24
Việc chăm sóc khách hàng được thực hiện 24/24 giờ

Với phương châm lấy uy tín, chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách làm đầu, doanh nhân Đào Thanh Anh và công ty điện tử Bình Anh từng bước tạo được tiếng vang trên thị trường.  Khách hàng tìm đến đặt mua thiết bị của anh ngày một nhiều. Quy mô công ty cũng vì thế được mở rộng. Đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên khắp 3 miền đất nước. Thông qua 3 chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng và TP. HCM cùng hệ thống 50 đại lý trải khắp cả nước khách hàng có thể dễ dàng được tiếp cận bộ sản phẩm giám sát hành trình tiên tiến.

Từ 60 triệu đồng ban đầu, đến nay nguồn vốn của công ty đã lên đến trên 60 tỷ chưa kể giá trị hạ tầng hiện có. Còn bộ sản phẩm giám sát hành trình đã tích hợp trên 200 tính năng phục vụ cho hoạt động quản lý giám sát các loại phương tiện vận tải.

“Tiếng lành đồn xa” nhận thấy lợi ích từ việc lắp đặt bộ thiết bị này, nhiều doanh nghiệp vận tải đã đặt mua và lắp đặt hệ thống giám sát phương tiện vận tải. Đến thời điểm này đã có trên 600 hãng vận tải xe khách, xe buýt, xe tải và gần 50 hãng taxi sử dụng dịch vụ này.

Công ty điện tử Bình Anh là đơn vị đầu tiên sản xuất lắp ráp thiết bị giám sát hành trình phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Thông tư 08/2011/TT-BGTVT ngày 08/03/2011).

Theo doanh nhân Đào Thanh Anh: “Bí quyết thành công không đơn giản là có trong tay bộ sản phẩm ưu việt mà sự tin cậy của khách hàng mới là điều cốt lõi”. Vì thế, khi Chính Phủ ban hành nghị định quy định về việc bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với ô tô tham gia về hoạt động kinh doanh vận tải, hàng loạt các doanh nghiệp vận tải đã tìm đến bộ sản phẩm của công ty.

4 năm để thành một doanh nhân, đó là một quãng thời gian ngắn kỷ lục mà ít ai có thể làm được. Chưa bằng lòng với thành công hiện giờ, doanh nhân Đào Thanh Anh vẫn miệt mài tìm kiếm những giải pháp mới mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển của ngành GTVT.. Anh nguyện gắn bó cả đời với nó bởi đó không chỉ là kinh doanh mà còn là niềm đam mê, tình yêu cháy bỏng với nghiệp “giám sát hành trình”.

xem thêm : dinh vi xe may

Thi công nghiệm thu dự án còn nhiều bài học

Người phát ngôn của Bộ GTVT Nguyễn Văn Công vừa cho biết, triển khai Quyết định số 2739/QĐ-BGTVT và Quyết định số 2903/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc thành lập Đoàn công tác kiểm tra chất lượng công trình giao thông, Đoàn công tác đã chia làm 6 tổ triển khai thực hiện. Báo cáo của các tổ kiểm tra, đánh giá về các hiện tượng hư hỏng, tồn tại cho biết: Về các nhóm tồn tại, khiếm khuyết, theo Bộ GTVT, nhà thầu thi công,  tư vấn giám sát (TVGS) chưa thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án như: thành phần cấp phối của lớp móng đá dăm không đạt yêu cầu, nhiều hạt nhỏ, độ chặt không đảm bảo, đặc biệt là chỉ số dẻo vượt quá sai số cho phép; đồng thời nền đường đắp không đảm bảo độ chặt dẫn đến khi đưa công trình vào khai thác sử dụng đã bị hư hỏng, đặc biệt là sự ảnh hưởng trực tiếp của nước ngầm, như ở một số dự án:  QL48-2 đoạn Yên Lý- Nghĩa Thuận: (Km0-Km20), Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương.

QL48
QL48-2 đoạn Yên Lý- Nghĩa Thuận

Trong quá trình thi công và nghiệm thu, TVGS và ban QLDA nhà thầu sử dụng máy san để thi công lớp cấp phối đá dăm lớp trên (lớp base). Việc tổ chức thi công lớp mặt bê tông nhựa chia làm nhiều phân đoạn với nhiều nhà thầu khác nhau, thiết bị thi công không đồng đều nên có nhiều mối nối giữa các đoạn dẫn đến khó kiểm soát độ bằng phẳng. Đặc biệt thiết bị định vị bề dày (sensor) khống chế cao độ (rải bê tông nhựa) chưa tốt, chưa được nhà thầu và TVGS chú trọng như ở dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

vgl.com.vn chuyên định vị xe máy, dinh vi oto giám sát hành trình theo quy định Bộ GTVT

Đối với hiện tượng lún xảy ra đối với các đoạn nền đường thi công trên vùng đất yếu, mặc dù đã sử dụng các biện pháp xử lý đất yếu nhưng chưa có giải pháp khắc phục, xử lý triệt để trừ áp dụng giải pháp làm cầu vượt. Trong đó giải pháp xử lý của tư vấn thiết kế còn tồn tại thể hiện tập trung tại các vị trí đường đầu cầu, khu vực xử lý nền đất yếu như: đường Láng - Hòa Lạc, TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương.

Về tồn tại trong giai đoạn thiết kế, thi công và chuyển giao công nghệ có vấn đề sau: giải pháp thiết kế lựa chọn, sử dụng kết cấu chưa phù hợp; giải pháp xử lý thoát nước chưa xác định đúng cao độ của tuyến đường, thiết kế hệ thống thoát nước không đồng bộ dẫn đến đọng nước làm hư hỏng mặt đường. Nhận thức về công tác chuyển giao công nghệ chưa đúng, bản chất là thuê chuyên gia hướng dẫn thiết kế và thi công như ở dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long.

Qua đánh giá nguyên nhân, các hư hỏng khuyết tật tại các dự án kiểm tra có thể  rút ra bài học lớn sau: Trước hết, khi xảy ra các khuyết tật, hư hỏng, chủ đầu tư, ban QLDA đã chậm kiểm tra kiểm định xác định nguyên nhân.

Đồng thời, sự chậm trễ trong việc khắc phục của nhà thầu hoặc khắc phục chưa triệt để dẫn đến những hư hỏng phát triển thêm, gây bức xúc cho xã hội như ở Dự án Đường ô tô cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương từ tháng 10/2010, QL48-2 từ năm 2008.

Công tác giám sát của các chủ đầu tư (ban QLDA) thực hiện chưa tốt, hoàn toàn dựa vào TVGS, kể cả công tác nghiệm thu chất lượng sản phẩm. TVGS thực hiện không nghiêm túc chức trách của mình đã dẫn tới kết quả trên.

Thứ hai, trong quá trình xây dựng, việc giám sát trong công tác quản lý chất lượng  của các cơ quan quản lý chủ đầu tư chưa chặt chẽ. Đã quá tin tưởng vào đội ngũ TVGS, tư vấn kiểm định. Trong khi đó từ công tác thí nghiệm của tư vấn, kết quả kiểm định không trung thực như ở dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương (kết quả thí nghiệm), QL48 (kết quả kiểm định...

Đồng thời công tác giám sát của chủ đầu tư, (ban QLDA), TVGS đã không làm tròn nhiệm vụ, đã để nhà thầu thi công không đúng chỉ dẫn kỹ thuật.

Thứ ba, công tác thiết kế cần khảo sát kỹ các số liệu địa chất thủy văn, kể cả lưu lượng xe, tải trọng lớn để đưa ra các giải pháp thiết kế hợp lý để xử lý đặc biệt khu vực nền đất yếu và kết cấu mặt đường, các giải pháp thiết kế đoạn tiếp giáp giữa đường và cầu, cũng như khu vực có nước ngầm.

Khi áp dụng công nghệ mới cần phải có thử nghiệm làm thử, chỉ khi làm chủ được công nghệ thiết kế có quy trình thi công, nghiệm thu mới đưa vào xây dựng công trình (trừ những dự án sử dụng vốn nước ngoài do TVTK nhà thầu nước ngoài chuyển giao công nghệ).

Thứ tư, cần phân rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân từ cơ quan quản lý chủ đầu tư, ban QLDA đến TVGS, nhà thầu thi công. Cần phải kiểm điểm sâu sắc trong việc quản lý dự án cũng như quản lý về chất lượng xây dựng công trình.

Đặc biệt là Ban QLDA là cơ quan thay mặt chủ đầu tư thực hiện toàn bộ các công việc từ khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, ký hợp đồng, thực hiện công tác nghiệm thu sản phẩm cho đến bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

xem thêm : thiet bi dinh vi xe may

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Bắt trộm iPhone nhờ định vị

Nhờ thiết bị định vị của điện thoại iPhone, cảnh sát đã lần ra thủ phạm. Nhóm trộm iPhone đột nhập vào nhà, dùng chìa khóa mở cửa chính, chủ cửa hàng bị kẻ trộm xịt thuốc mê.

Ngày 16-9, Công an quận 10 (TP.HCM) cho biết đang tạm giữ Trương Thái Long (ngụ quận 11, TP.HCM) để điều tra làm rõ vụ trộm ĐTDĐ xảy ra vào rạng sáng cùng ngày tại cửa hàng điện tử Apple 360o (chuyên sửa chữa, bảo hành laptop, iPhone, iPad, iPod) số 126 Ngô Quyền, phường 5, quận 10, TP.HCM. Cơ quan công an cũng đang truy bắt một số người có liên quan đến vụ trộm này.
Dấu chấm đỏ chỉ rõ nghi can

Theo thông tin ban đầu, khoảng 5 giờ ngày 16-9, anh Bùi Văn Lục (chủ cửa hàng Apple 360o) thức giấc thì phát hiện toàn bộ ĐTDĐ iPhone, iPad, iPod, máy tính laptop… trưng bày trong tủ ở cửa hàng biến mất. Theo thống kê sơ bộ của anh Lục có bảy ĐTDĐ hiệu iPhone, HTC, sáu iPod, một máy tính laptop cùng số tiền mặt là 27 triệu đồng bị “bốc hơi”. Ngay sau đó, anh Lục và lực lượng công an đã sử dụng phần mềm định vị iPhone để lần theo dấu vết kẻ trộm.
Cửa hàng Apple 360o vừa bị trộm vào rạng sáng 16-9. Ảnh: CTV

11 giờ cùng ngày, khi mở màn hình laptop ra dò tìm theo tín hiệu của các điện thoại iPhone bị mất, anh Lục phát hiện dấu chấm đỏ của tín hiệu xuất phát từ một vị trí tại quận 6. Ngay sau đó, anh Lục cùng năm nhân viên cửa hàng dùng xe máy cầm theo máy tính laptop gắn thiết bị truy cập Internet 3G lần theo dấu vết chấm đỏ tín hiệu. Cùng lúc, anh Lục cũng gọi điện thoại trình báo công an, cảnh sát 113 vào cuộc. Vị trí phát tín hiệu được xác định là góc đường Lê Quang Sung - Chu Văn An (quận 6, TP.HCM). Thông qua chỉ dẫn của anh Lục, lực lượng truy bắt có mặt tại nơi phát tín hiệu là Bến xe Chợ Lớn. Tại đây, có ba người (gồm hai nam, một nữ) vừa bước ra từ một nhà trọ trên đường Lê Quang Sung (quận 6) nên trinh sát lập tức đeo bám theo.
Lần ra nhiều vụ trộm khác
Trên đường đi, ba nghi can chia thành ba ngã di chuyển khác nhau. Lực lượng tại điểm chốt Bến xe Chợ Lớn đeo bám theo hai thanh niên của nhóm này. Một nghi can vào Bến xe Chợ Lớn, khi phát hiện có người đeo bám liền bỏ chạy. Cùng lúc, nhóm nhân viên và bảo vệ cửa hàng đã truy đuổi và khống chế nghi can còn lại, kiểm tra trong ba lô của nghi can, công an không thấy chiếc ĐTDĐ hay iPad, iPod nào nghi là trộm được từ cửa hàng Apple 360o.

Ở một hướng khác, các nhân viên của cửa hàng Apple 360o và cảnh sát 113 vẫn đeo bám người thanh niên tình nghi đang dùng xe máy rảo quanh nhiều tuyến đường để gạ bán “hàng”. Khi đến một cửa hàng ĐTDĐ trên đường Lò Vôi, người này chào bán nhiều ĐTDĐ trong túi xách. Thông qua tín hiệu phát ra trên máy tính, lực lượng trinh sát xác định chấm đỏ tín hiệu phát ra từ chính người thanh niên trên nên ập vào bắt quả tang. Khi thấy nhóm người xông vào, người thanh niên tri hô “cướp! cướp!”… rồi bỏ chạy để lại bốn ĐTDĐ hiệu iPhone, trong đó có chiếc iPhone đã phát ra tín hiệu định vị. 

Tại cơ quan công an, người này khai tên là Trương Thái Long. Long không thừa nhận là thủ phạm vụ trộm ở cửa hàng Apple 360o mà chỉ thừa nhận mua lại số hàng trên từ một người không rõ lai lịch.
Theo người dân địa phương, có khả năng nhóm trộm iPhone đột nhập vào nhà, dùng chìa khóa mở cửa chính và trộm. Tuy anh Lục nằm ngủ ngay tại cửa hàng nhưng bị kẻ trộm xịt thuốc mê. 

Liên quan đến vụ trộm tại cửa hàng điện tử Apple 360o, chiều 16-9, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TP.HCM đã vào cuộc điều tra.

Cài thiết bị chống trộm xe bằng điện thoại di động

Khi thiết bị trong xe nhận được tin nhắn của bạn, nó sẽ chỉ rõ vị trí xe đang ở đâu trên bản đồ, tìm đường đi ngắn nhất đến vị trí xe nếu chẳng may nó bị lấy cắp...

Sản phẩm này là phát minh sáng tạo giúp thay cho thói quen sử dụng khóa chống trộm của nhiều người...
Tác giả đã xây dựng hai phần mềm dùng cho điện thoại di động là dòng điện thoại có hỗ trợ GPRS, 3G hoặc EDGE, trong đó có một phần chạy trên hệ điều hành RIM cùng với thiết bị dinh vi xe may gắn bên trong xe
 
Chống trộm xe bằng điện thoại di động (ảnh minh hoạ)
 
Điện thoại còn được sử dụng bản đồ số Google Maps để chủ nhân liên lạc với chiếc xe của mình, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nhận và gửi tin nhắn theo cú pháp đã quy định trước...
 
Khi thiết bị định vị trong xe nhận được tin nhắn của chủ nhân, nó sẽ thực hiện một loạt thao tác để chỉ rõ vị trí xe đang ở đâu trên bản đồ. Phần mềm trên điện thoại còn có chức năng tìm đường đi ngắn nhất đến vị trí của xe nếu chẳng may nó bị lấy cắp.
 
Đặc biệt, sản phẩm nêu trên còn có tính năng: Khóa, mở yên, khởi động - tắt máy từ xa mà không cần chìa khóa... Giá thành một bộ sản phẩm khoảng 500.000 đồng.
 

GPS và những ứng dụng thực tiễn

Ứng dụng thực tế của GPS ở thời điểm hiện tại là rất đa dạng.
Định vị                                        
Đây có lẽ là tính năng cơ bản nhất của một thiết bị có tích hợp GPS. Tính năng này từ trước đến nay vẫn chỉ được hiểu đơn giản rằng người sử dụng có thể dễ dàng xác định được ngay vị trí của mình dù đang ở bất kỳ đâu thông qua GPS. Tuy nhiên, ứng dụng thực tế của tính năng này ở thời điểm hiện tại là khá đa dạng. Chẳng hạn dựa trên tọa độ mà GPS định vị, những ứng dụng trợ lý giọng nói như Siri, Google Voice, S Voice… sẽ có thể cung cấp cho người sử dụng hàng loạt những thông tin hữu ích về thời tiết, nhiệt độ, hoặc các nhà hàng, khách sạn, bệnh viện ở gần đó.
Hơn thế nữa, một số ứng dụng còn cho phép người dùng chia sẻ vị trí của mình thông qua tin nhắn SMS. Khi tin nhắn được gửi đi, thiết bị sẽ gửi kèm theo đó một tọa độ của bạn để người nhận có thể xác định được bạn đang ở đâu, rất tiện lợi.
<>Dẫn đường                                  
Dẫn đường là một tính năng mà hầu hết những người sử dụng đều muốn có khi cầm trong tay một thiết bị có GPS. Dựa trên vị trí tọa độ của thiết bị cộng thêm dữ liệu của ứng dụng bản đồ, thiết bị GPS sẽ vạch cho người sử dụng một lộ trình từ điểm đầu đến điểm cuối sao cho ngắn nhất và thuận tiện nhất. Hơn nữa, một số ứng dụng còn có tính năng dẫn đường bằng giọng nói, giúp người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển mà không cần phải nhìn liên tục vào màn hình thiết bị.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải ứng dụng nào cũng có thể đáp ứng hoàn hảo cho nhu cầu dẫn đường. Chẳng hạn trên một số dòng thiết bị, ứng dụng Google Maps tuy có thể dẫn đường với độ chính xác khá cao nhưng nó lại không được trang bị bản đồ ngoại tuyến, bắt buộc người sử dụng phải kết nối internet mới có thể sử dụng được. Việc này về cơ bản có thể giải quyết bằng sóng 3G nhưng nhược điểm là không phải lúc nào thiết bị cũng bắt được sóng khi đang di chuyển.
Đối với những hãng vận tải thì GPS là những chiếc thiet bi dinh vi oto, dinh vi xe may , là một ứng dụng không thể thiếu trong việc điều hành và quản lý phương tiện. Trước tiên, nó cho phép giám sát lộ trình đường đi của phương tiện theo thời gian thực: vận tốc, hướng di chuyển và trạng thái tắt/mở máy, quá tốc độ của xe… Dựa vào đó, có thể lưu trữ lộ trình từng xe và hiển thị lại lộ trình của từng xe trên cùng một màn hình. Ngoài ra, một số thiết bị GPS còn có tác dụng cảnh báo mỗi khi xe vượt quá tốc độ cho phép hoặc thay thế vai trò của một máy chống trộm hết sức hiệu quả.
<>Tìm người, thiết bị                    
Hầu hết các nhà sản xuất smartphone hiện nay đều cố gắng trang bị cho thiết bị những ứng dụng giúp người dùng có thể xác định được vị trí của chúng phòng khi thất lạc. Khi bật tính năng này, người dùng có thể theo dõi được vị trí của thiết bị dù ở bất kỳ đâu, miễn sao chúng vẫn có thể kết nối internet  thông qua 3G hoặc Wi-Fi. Hơn thế nữa, ứng dụng này còn cho phép chủ nhân của thiết bị có thể gửi tin nhắn, bật âm báo hiệu, khóa hoặc xóa toàn bộ dữ liệu từ xa. Trên thực tế, ứng dụng này hữu ích trong việc tìm lại điện thoại bị thất lạc hơn là tìm lại điện thoại bị mất cắp, bởi chúng cũng có thể bị vô hiệu hóa chỉ với vài thao tác.
Đối với các bậc cha mẹ thì tính năng này còn đặc biệt hữu ích trong việc tìm, và quản lý con cái, người thân. Mặc dù vậy, đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu vì vô hình trung tính năng này lại khiến người sử dụng đánh mất quyền riêng tư.
<>Geotagging                               
Thử tưởng tượng đến một ngày bạn phải di chuyển liên tục đến nhiều nơi, chụp hàng nghìn tấm ảnh nhưng lại không thể nhớ được chính xác những bức ảnh đó chụp ở đâu, thì lúc này, tính năng Geotagging có thể giúp bạn phân loại chúng một cách dễ dàng. Nguyên lý hoạt động của tính năng này có thể được hiểu đơn giản rằng khi người dùng chụp ảnh, thiết bị sẽ kết nối với một vệ tinh GPS để xác định tọa độ của người sử dụng rồi gán tọa độ này cho bức ảnh vừa chụp. Đừng vội tưởng rằng thiết
bị sẽ xác định chính xác bạn ở đường nào, quận mấy… mà nó chỉ xác định bằng một tọa độ có dạng những dãy số khá khó hiểu như: 57 deg 38’ 56.83” N, 10 deg 24’ 26.79” E. Dựa vào dãy số này, thiết bị mới kết hợp với dữ liệu bản đồ có sẵn để đưa ra vị trí chính xác của bức ảnh.
xem thêm : dinh vi oto, thiet bi dinh vi xe hoi

Chế tạo thiết bị định vị gps nội địa thành công

Các nhà khoa học ở Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu chế tạo thiết bị định vị vệ tinh (GPS) phục vụ giám sát, quản lý phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt. Điều này thực sự có cần thiết khi mà chúng ta có thể nhập GPS của nước ngoài “dễ như trở bàn tay”?
Thiết bị GPS do Trường ĐHGTVT chế tạo
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS) được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Đây là là hệ thống cho phép xác định vị trí của các thiết bị thu sóng vệ tinh do Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp. Một thời gian dài hệ thống GPS chỉ phục vụ mục đích quân sự. Từ năm 1980, Chính phủ Mỹ cho phép sử dụng thiết bị GPS trong các lĩnh vực dân sự và hoàn toàn miễn phí đối với mọi quốc gia.

Hệ thống GPS gồm 27 vệ tinh nhân tạo, quay quanh Trái đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu xuống Trái đất. Bất cứ vị trí nào trên Trái đất cũng sẽ được tối thiểu ba vệ tinh nhận thấy và máy thu tín hiệu trên mặt đất sẽ so sánh thời gian phát và nhận tín hiệu để tính được khoảng cách đến ba vệ tinh này, từ đó xác định được tọa độ của mình. Thiết bị GPS hoạt động suốt ngày trong mọi điều kiện thời tiết, với sai số khoảng 5 đến 10m. Việc nhập vào Việt Nam các thiết bị GPS của nước ngoài chẳng khó khăn gì và không quá đắt. Thế nhưng Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, và các cộng sự vẫn quyết tâm tự chế tạo “GPS nội”.

Ưu thế GPS nội
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải 


Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải cho biết: “Trước đây các thiết bị lõi GPS ta chỉ nhập ngoại là chính, lắp ráp và cuối cùng là đưa đi tiêu thụ. Còn chúng tôi thì nghiên cứu thiết kế lõi, làm thế nào chế tạo GPS từ linh kiện rời. Đó là một trong những cái đặc điểm nổi bật trong công trình nghiên cứu của chúng tôi. Mục tiêu thứ hai của chúng tôi là nghiên cứu độ chính xác của thiết bị định vị, xem khả năng ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam như thế nào. Trước đây nghiên cứu đó ở Việt Nam chưa có”.

Theo các chuyên gia, việc nhập thiết bị của nước ngoài có nhiều hạn chế. Tính năng tác dụng của các sản phẩm đó trong nhiều trường hợp chưa phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam. Ví dụ, việc ứng dụng GPS ở Việt Nam đòi hỏi một số tính năng kỹ thuật đặc thù, do đó nếu nhập của nước ngoài thì cũng phải cải tiến thêm. Hiện tại và đặc biệt trong thời gian tới, việc triển khai các ứng dụng GPS trong ngành giao thông vận tải trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đó là do Nghị định 91/2009/NĐ-CP bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa đường dài ở Việt Nam phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Từ tháng 7/2011 tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khai thác tuyến đường trên 500 km phải có lộ trình lắp đặt thiết bị GPS.

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Hải tập trung vào 4 mảng chính. Thứ nhất, nghiên cứu công nghệ lõi của thiết bị GPS của Mỹ, Nga và châu Âu để đánh giá tình trạng sử dụng và xem xét độ tin cậy. Thứ hai, nghiên cứu chế tạo thiết bị lõi của thiết bị GPS. Các nhà khoa học Việt Nam đã liên hệ với nhà sản xuất chip của Mỹ để nhập linh kiện, sau đó chế tạo modun GPS phù hợp với điều kiện trong nước. Thứ ba, nghiên cứu thiết kế một số công cụ để nâng cao độ chính xác của thiết bị GPS, ứng dụng hệ đo quán tính. Thứ tư, ứng dụng tất cả các thiết bị chế tạo nói trên vào hệ thống quản lý giám sát hành trình, ví dụ hệ thống giám sát tốc độ xe đường dài, hệ thống quản lý phương tiện ở mỏ than và hệ thống quản lý phương tiện đường sắt.

Hướng vào an toàn giao thông

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải nêu rõ: “Chế tạo GPS ở Việt Nam có mục tiêu đảm bảo an toàn giao thông và đây là một trong những tính năng mà hiện nay rất nhiều người quan tâm. Các sản phẩm thiết bị định vị đang sử dụng ở Việt Nam đa phần có mục tiêu như vậy. Tính năng thứ hai là giúp người quản lý biết được hành trình của phương tiện cũng như quản lý phương tiện, ví dụ như thời gian, cường độ xe, hành trình xe có đi đúng hay không, thời gian làm việc của lái xe, lượng xăng dầu, nhiên liệu trong quá trình. Vấn đề thứ ba nữa là một loạt công ty cũng lắp thiết bị này để chống trộm và quản lý xe khi cho thuê. Trong thời gian vừa qua rất nhiều công ty lắp và có hiệu quả, người ta tìm thấy xe bị mất trộm chẳng hạn. Đấy là một trong những hiệu quả để đánh giá thiết bị này”.


Lắp thiết bị GPS trên xe chở than

Các sản phẩm của Tiến sĩ Hải và các cộng sự nhằm vào các ứng dụng: quản lý và giám sát phương tiện trên mỏ than lộ thiên; giám sát tốc độ xe khách đường dài; chế tạo hộp đen giám sát tốc độ phương tiện vận tải đường bộ đảm bảo an toàn giao thông.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã chấp thuận chuyển đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội thành dự án sản xuất các thiết bị giám sát hành trình. Như vậy là nếu như trước đây đề tài mang tính chất nghiên cứu, các thiết bị của nhóm Tiến sĩ Hải chỉ mang tính chất thí nghiệm thì bây giờ các sản phẩm sẽ mang tính chất thực địa và được sản xuất hàng loạt. Các chủ doanh nghiệp và những người lái xe đón nhận thông tin này như thế nào?

Tổng giám đốc Nguyễn Đức Hoài, Công ty TNHH Tân Trào, cho biết: “Với tư cách là chủ doanh nghiệp, một giám đốc, nếu mà có được thiết bị để kiểm soát xe trong quá trình vận hành, trong quá trình sử dụng thì cái này đối với bọn mình cần thiết quá. Nếu Việt Nam mình sản xuất được, từ công nghệ cho đến hình thức, chất lượng tương đương của nước ngoài mà giá rẻ hơn thì không có lý gì không dùng hàng Việt Nam”. 

xem thêm : dinh vi xe may, thiet bi dinh vi xe hoi

GPS và những thiết bị sử dụng ứng dụng GPS

Tổ tiên của chúng ta đã thực sự trở thành bậc thầy trong nghệ thuật tìm đường xác định vị trí. Nhiều cột mốc hoành tráng được dựng lên, những bản đồ cực kỳ chi tiết được soạn ra, hơn thế nữa, họ còn học được cách xác định phương hướng thông qua vị trí của các ngôi sao trên bầu trời.
 
Ngày nay, mọi chuyện đã trở nên dễ dàng hơn nhiều. Chỉ với khoảng 100 $, bạn đã có thể sở hữu một thiết bị bỏ túi giúp xác định chính xác vị trí của mình trên mặt đất. Với thiết bị này trong tay, 100% bạn sẽ chẳng bao giờ lạc đường một lần nữa.
 

 
GPS - viết tắt của Global Positioning System, tạm dịch: hệ thống định vị toàn cầu. Đây là một hệ thống rất đồ sộ, đắt tiền và có liên quan đến rất nhiều công nghệ tinh vi, hiện đại khác. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của nó lại khá đơn giản và trực quan. Bài viết dưới đây hi vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài thông tin hữu ích về thiết bị này, từ cách hoạt động, cách các vệ tinh thu nhận tín hiệu cho đến các thiết bị hiện đang sử dụng công nghệ GPS.
 
Khi nói về GPS, người ta chỉ đơn giản nhìn thấy 1 thiết bị nhỏ gọn có thể đút lọt túi. Trên thực tế, đó chỉ là một phần rất rất nhỏ trong toàn bộ hệ thống hết sức đồ sộ và phức tạp. Hệ thống định vị toàn cầu này, thực chất còn bao gồm cả 27 vệ tinh nhân tạo quay liên tục quanh Trái đất (trong đó 24 vệ tinh thực sự hoạt động và 3 vệ tinh để dự phòng những sự cố). Quân đội Mỹ lần đầu tiên phát triển mạng lưới vệ tinh này nhằm mục đích định vị quân sự, nhưng sau đó nó được mở rộng ra cho nhiều nhu cầu dân sự khác.
 

 
Mỗi vệ tinh này một ngày có thể đi được 2 vòng quanh Trái đất. Quỹ đạo của chúng luôn được điều chỉnh, để bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào cũng có ít nhất 4 vệ tinh được "nhìn thấy" trên bầu trời. Sự xác định vị trí thông qua 4 vệ tinh này được thực hiện nhờ một phép toán đơn giản có tên gọi là Trilateration - tạm dịch: phép đo tam giác. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên lý phép toán này trong không gian 2 chiều và 3 chiều.
 
2D - Trilateration
 
Hãy thử tưởng tưởng rằng bạn đang ở đâu đó trên lãnh thổ Hoa Kỳ, và vì một lý do trời ơi đất hõi nào đó mà bạn đang hoàn toàn lạc lối. Bạn không có bất cứ một đầu mối nào về nơi bạn đang đặt chân, và tấm bản đồ trong tay trở nên vô dụng. Bạn tìm đến một cư dân địa phương và hỏi, "Tôi đang ở đâu?". Anh ta trả lời, "Bạn đang ở cách Boise, Idaho 625 dặm."
 
Thông tin này có vẻ hữu ích, nhưng thực ra, với bạn nó hoàn toàn vô dụng. Bạn có thể ở bất cứ nơi đâu trên đường tròn ở hình vẽ dưới.
 

 
Bạn tiếp tục tìm đến một người khác, và nhận được câu trả lời, "Anh đang cách Minneapolis, Minnesota 690 dặm.".  Giờ thì mọi chuyện có vẻ khá hơn một chút. Kết hợp thông tin này với thông tin ở trên, giờ đây bạn đã có 2 vòng tròn giao nhau. Bạn đã biết rằng bạn đang nằm ở 1 trong 2 giao điểm này.
 

 
Nếu người thứ 3 cho bạn biết rằng bạn đang ở cách Tucson, Arizona 615 dặm - mọi chuyện đã trở nên ổn thỏa. Giờ đây 3 vòng tròn sẽ giao nhau ở một điểm duy nhất (Tất nhiên, trong trường hợp cả 3 người dân địa phương trên đều không.....chém gió), và bạn đã biết chính xác mình đang ở đâu - Denver, Colorado.
 

 
Với không 3 chiều, cơ chế hoạt động cũng tương tự như trên, chỉ khác ở chỗ, giờ đây những hình tròn được thay thế bằng hình cầu, và các bán kính giờ đây xoay đủ các hướng trong không gian chứ không chỉ giới hạn trong một mặt phẳng nữa.
 
3D - Trilateration
 
Nếu bạn biết rằng bạn đang cách vệ tinh A nào đó 10 dặm, giờ đây bạn đang ở trên bề mặt của một quả cầu khổng lồ có bán kính 10 dặm. Tiếp theo, bạn biết rằng mình đang ở cách vệ tinh B 15 dặm, giờ đây bạn đã có hình cầu số 2, to hơn 1 chút. 2 hình cầu này giao nhau tạo nên một đường tròn hoàn hảo. Nếu bạn biết được khoảng cách tới vệ tinh số 3, giờ đây đường tròn của bạn chỉ còn lại 2 điểm duy nhất.
 

 
Trái đất tự bản thân nó có thể hoạt động như một quả cầu thứ 4. Trừ khi bạn đang đóng vai siêu nhân trong một bộ phim hành động nào đó, trong những trường hợp còn lại, nơi bạn đặt chân chắc chắn phải ở đâu đó trên mặt đất. Do đó, bạn có thể loại bỏ được 1 điểm lơ lửng giữa vũ trụ. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, các thiết bị thu nhận tín hiệu GPS cần đến sự hoạt động của 4 (hoặc nhiều hơn thế) vệ tinh, nhằm tăng độ chính xác và cung cấp thông tin chi tiết hơn.
 
Để thực hiện được phép toán này, các máy thu GPS phải thực hiện ít nhất 2 điều:
 
Các vị trí của ít nhất 3 vệ tinh đang quay trên đầu bạn.
Khoảng cách từ bạn đến những vệ tinh đó.
 
Những thiết bị GPS sẽ thu thập những con số này thông qua việc phân tích các tín hiệu radio có tần số cao, năng lượng thấp từ các vệ tinh GPS. Nhiều máy móc hiện nay có thể có đến 3-4 đầu thu GPS, do đó chúng có thể thu nhận đồng thời tín hiệu từ nhiều vệ tinh.
 

 
Các sóng radio này có năng lượng điện từ, điều này có nghĩa là chúng di chuyển với tốc độ ánh sáng. Các đầu thu tín hiệu có thể tìm ra khoảng cách từ nơi bạn đứng đến vị trí của vệ tinh, thông qua việc xác định thời gian mà sóng di chuyển trên quãng đường đó. Tuy nhiên, việc tính toán thời gian này không hề đơn giản chút nào.
 
Bộ máy tính toán GPS
 
Vào một thời điểm cụ thể (hãy giả dụ là nửa đêm), vệ tinh bắt đầu truyền đi một khuôn mẫu dài, dạng số được gọi là mã giả-ngẫu nhiên. Bộ phận tiếp nhận cũng bắt đầu chạy cùng chuỗi số vào đúng nửa đêm. Khi sóng của vệ tinh gặp bộ phận tiếp nhận, sự truyền của chuỗi sẽ chậm lại một chút trước khi bộ phận tiếp nhận chạy chuỗi số.
 

 
Độ dài thời gian trì hoãn chính là khoảng thời gian sóng di chuyển. Bộ phận tiếp nhận sẽ nhân khoảng thời gian này với tốc độ của ánh sang để xác định khoảng cách mà sóng đi qua. Giả định là sóng truyền theo một đường thẳng, đó chính là khoảng cách từ bộ phận tiếp nhận đến vệ tinh.
 
Để lập được sự đo lường này, bộ phận tiếp nhận và vệ tinh đều cần đồng hồ có thể đồng bộ hóa đến đơn vị một phần tỷ giây. Để tạo ra một hệ thống định vị vệ tinh mà chỉ sử dụng các đồng hồ chỉ cùng thời gian, bạn sẽ cần đến đồng hồ nguyên tử không chỉ ở trên tất cả vệ tinh, mà cả ở bộ phận tiếp nhận. Nhưng đồng hồ nguyên tử có giá từ 50.000 đến 100.000 đô la  Mỹ, một cái giá quá chát đối với các thiết bị dân dụng.
 

 
GPS đã có một giải pháp thông minh và hiệu quả cho vấn đề này. Mỗi vệ tinh sẽ được trang bị những chiếc đồng hồ nguyên tử đắt tiền, nhưng bản thân đầu thu lại chỉ sử dụng một đồng hồ thạch anh bình thường, và nó sẽ liên tục tự reset. Chính nhờ điều này, một đầu thu chỉ có khả năng nhận một giá trị thời gian duy nhất, và giá trị này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc đồng hồ nguyên tử nằm trên các vệ tinh. Giá trị thời gian chính xác sẽ làm cho tất cả sóng tín hiệu giao nhau tại một điểm duy nhất trong ko gian. Kết quả cuối cùng, các máy thu GPS đều được trang bị "miễn phí" một chiếc đồng hồ nguyên tử lẽ ra có giá đến hàng chục nghìn đô la.
 
Tuy nhiên, sự tự điều chỉnh thông qua chiếc đồng hồ thạch anh sẽ làm cho các tín hiệu trở nên lệch lạc. Bốn hình cầu của bạn sẽ không còn giao nhau tại 1 điểm như lý thuyết ở trên nữa. Lại một lần nữa, khả năng tự reset và khả năng đồng bộ hóa giữa chiếc đồng hồ thạch anh trong đầu thu và chiếc đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh sẽ giải quyết điều này. Sau những lần tự điều chỉnh, các đầu thu tín hiệu sẽ đọc được khoảng cách một cách tương đối chính xác.
 

 
Nhiều người cho rằng, một chiếc GPS có thể đo đạc chính xác khoảng cách từ nơi người dùng đến vị trí của các vệ tinh. Thực tế, điều này là rất khó, nếu như bạn biết rằng các vệ tinh di chuyển với tốc độ rất nhanh. Các đầu thu GPS chỉ đơn giản làm công việc của một "niên lịch", lưu giữ lại quỹ đạo của các vệ tinh, từ đó cho ta biết vệ tinh này sẽ ở đâu vào thời điểm nào. Lực tác động từ Mặt trăng và Mặt trời có thể làm thay đổi chút ít quỹ đạo di chuyển của các vệ tinh này, nhưng hệ thống GPS luôn có sự giám sát rất chặt chẽ. Bất cứ sự thay đổi nào đều sẽ ngay lập tức được gửi đến tất các máy thu GPS như là một phần của tín hiệu truyền đến từ vệ tinh.
 
Những thiết bị sử dụng ứng dụng GPS
 
GPS ngày nay đã thực sự mở rộng trên rất nhiều lĩnh vực, từ quân sự cho đến dân sự. Hãy cùng điểm qua những thiết bị chính sử dụng ứng dụng này
 
GPS trên các phương tiện xe cộ gọi là thiet bi dinh vi oto, dinh vi xe may
 
Cực kỳ phổ biển và có rất nhiều ứng dụng. Không chỉ làm nhiệm vụ của 1 chiếc bản đồ, 1 thiết bị GPS gắn trên xe còn có thể cho bạn biết xem lộ trình nào sẽ bớt ùn tắc nhất trong sáng hôm nay, kiểm soát được tốc độ và lộ trình của những ngày hôm trước, cảnh báo khi bạn vượt quá tốc độ hoặc đi vào vùng giới hạn.... Chức năng chống trộm cũng là 1 điểm đáng lưu ý, giờ đây, với GPS gắn trên xe, bạn có thể dễ dàng biết được vị trí chiếc xe thân yêu của mình.
 

 
Bạn có thể tùy chọn cách thông báo: hoặc hiển thị dưới dạng 1 văn bản chỉ đường, hoặc dưới dạng bản đồ (hay dùng nhất), hoặc giọng nói của một nữ phát thành viên dễ thương nào đó.
 
GPS trên điện thoại
 

 
Ở đây, chiếc Sim điện thoại của bạn sẽ đóng vai trò như một đầu thu. Rất nhiều mạng viễn thông ở Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ GPS trên điện thoại: VIETTEL, MOBIFONE, VINAFONE...., và ngay cả khi bạn ra khỏi địa phận Việt Nam, bạn vẫn có thể duy trì dịch vụ này bằng cách Roaming chuyển vùng quốc tế.
 
GPS trên laptop
 

 
Rất nhiều laptop sẽ được mặc định cài sẵn chương trình GPS trên xe sử dụng qua máy tính xách tay. GPS trên laptop có nhiều ưu thế hơn so với trên xe: Bản đồ rộng lớn và chi tiết hơn, khả năng sử dụng bàn phím để kiểm soát các tính năng GPS, đồng thời có một số tính năng mà các thiết bị khác không có, ví dụ như khả năng thiết lập lịch trình chuyến đi.
 
GPS cầm tay
 

 
Có khả năng hoạt động độc lập, tự thu tín hiệu, tự xử lý và hiển thị trên màn hình của máy. Cũng có nhiều nét tương đồng với các thiết bị GPS khác như khả năng vẽ bản đồ, khả năng nhớ Waypoint...., tuy nhiên các thiết bị cầm tay được thiết kế cho những tay máu me du lịch bụi, do đó nó cần đến sự gọn nhẹ, tiện sử dụng và bền.

Một số điều có thể bạn chưa biết
 
Chiếc GPS Tracker nhỏ nhất thế giới
 

 
Công ty TariffMan thuộc vương quốc Anh vừa qua đã tuyên bố cho ra mắt chiếc GPS Tracker nhỏ nhất thế giới có tên gọi VELO. Với kích thước chỉ khoảng 3 đốt ngón tay, tuy nhiên thiết bị này có đầu dò cực kỳ nhạy cảm, do đó nó có khả năng thu tín hiệu rất nhanh và chính xác. Cộng với nguồn pin dồi dào (có thể không cần sạc trong vòng 4-5 ngày), đây thực sự là một phát minh gây nhiều sự quan tâm.
 
Độ chính xác của những chiếc GPS
 
Một chiếc GPS thường thường bậc trung hiện đang có trên thị trường có thể có độ sai số vào khoảng vài mét. Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ kênh sóng đôi, cộng thêm việc cải tiến độ chính xác của những chiếc đồng hồ nguyên tử trên vệ tinh nhân tạo, độ sai lệch này có thể chỉ giảm xuống còn khoảng vài...cm. Đáng tiếc là do giá thành quá đắt cùng với việc giữ bí mật công nghệ, những thiết bị GPS này hầu hết chỉ được sử dụng trong quân đội nhằm mục đích xác định vị trí của các khí tài quân sự.
 

Hệ thống định vị toàn cầu thông minh cho ô tô

Hiện nay, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) là phương tiện để truy cập thông tin trên đường rất hữu ích khi lái ô tô. Với kết nối không dây trong ô tô đang trở nên phổ biến, tới đây, internet sẽ giúp GPS “thông minh” hơn nhờ cập nhật liên tục bản đồ và các dữ kiện hữu ích khác.


Hiện nay, hầu hết các hệ thống định vị đều hiểu các con đường nằm ở đâu, các địa điểm được quan tâm gần đó, nhưng chúng không biết cách ứng dụng thông tin đó vào vị trí hiện tại của tài xế, Thilo Koslowski, nhà phân tích ô tô cho viện nghiên cứu công nghiệp Gartner đã cho biết. “Hệ thống định vị ngày nay không đủ thông minh để lưu thông tin theo bối cảnh. Đích đến cuối cùng là nó phải trở nên thông thạo về bối cảnh chứ không chỉ dừng lại ở sự thông thạo vị trí như hiện nay.

Một ví dụ điển hình ở Mỹ, xa lộ vành đai, đường Interstate 66 và Dulles Access hạn những chiếc xe chở hơn hai người vào thành phố vào buổi sáng và rời khỏi các khu vực ngoại ô bang Virginia vào buổi trưa. Những con đường này không bị hạn chế tại những thời điểm khác.

Nhưng những hãng xe như Jaguar, Land Rover và Mazda đã lập trình cho chúng các hệ thống định vị tích hợp để loại trừ hoàn toàn những con đường này vì chưa hiểu sự thay đổi và quy tắc trong việc sử dụng nó. Đó là lý do vì sao những hãng xe không muốn hiển thị những lộ trình mà tài xế có thể bị phạt tiền vì sử dụng không đúng thời điểm, Koslowski đã cho biết, do đó họ đã loại bỏ đường Interstate 66 hay những con đường tương tự như thế ở Mỹ ra khỏi bản đồ của họ.

Sự vắng mặt hoàn toàn của các đường cao tốc chính dẫn đến việc khách hàng trở nên nghi ngờ hệ thống định vị của các hãng xe đã sản xuất ra chúng, Koslowski đã giải thích. “Khi khách hàng bắt đầu tỏ ra nghi ngờ hệ thống định vị có thể làm mất khách” ông nói thêm.

Navteq, công ty cung cấp dữ liệu bản đồ cho cả ba hãng xe đã đề cập trên, đảm bảo rằng dữ liệu của họ thông thạo tình trạng của các đường cao tốc này và cũng bao gồm chúng trong dữ liệu bản đồ mà họ cung cấp cho các hãng ô tô. “Thông tin cho sự di chuyển trên đường I-66 được chuyển đến một cách chính xác trong bản đồ Navteq và hoàn toàn có giá trị với khách hàng của chúng tôi,” phát ngôn viên của Navteq, Bob Richter đã cho biết. Ông bổ sung, “Chúng tôi rất lấy làm tiếc rằng chúng tôi không thể bình luận hiệu quả hoạt động thực tế của hệ thống, vì nó là chính sách của chúng tôi không nói thay khách hàng – người ra những quyết định cần thiết trong sự phát triển sau cùng của hệ thống một khi chúng tôi cung cấp dữ liệu của chúng tôi.”

Một trong những cách mà các thiet bi dinh vi oto có thể trở nên thông minh hơn là chúng kết nối internet và sử dụng sức mạnh của thông tin được tập hợp bởi những thiết bị khác, Koslowski phân tích. Vì thế dữ liệu bản đồ được cập nhật trực tuyến một cách thường xuyên phản ánh các hoàn cảnh trong thời gian thực.

Những khởi đầu của các hệ thống định vị thông minh là khách hàng có thể lựa chọn để tránh những lộ trình có đường đi xấu, đường một chiều, những con đường có trạm thu phí và các bến phà. Những tùy chọn này cùng với thông tin và tình hình giao thông trong thời gian thực tế đang có.

 Koslowski còn cho biết, các hệ thống định vị cần phải xem xét nhiều lựa chọn khi gợi ý các lộ trình. Nếu một tài xế lái xe rời khỏi nhà vào buổi sáng, máy tính sẽ nhận thấy rằng anh ta đang đi đến nơi làm việc và mà ở đó có khả năng sẽ giao thông trong giờ cao điểm. Nó cũng có thể xem xét, trong trường hợp các đường cao tốc thiếu đi làn đường dành riêng, các khoảng thời gian hạn chế của làn đường dành riêng và số lượng người trên xe.

Các máy tính thông minh hơn cũng xem xét những tác nhân khác, chẳng hạn như chiếc xe đang đi trên con đường sẽ băng qua một sân vận động đang thi đấu. Nó có thể đề nghị cho tài xế tuyến khác để tránh sự tắc đường hoặc dự báo khả năng tắc kẹt xe xảy ra trên đường cao tốc gần đó.

Một ví dụ cho thấy công nghệ định lộ trình IQ của TomTom mà sử dụng một modem kết nối wifi để định ra các lộ trình thông minh không chỉ dựa trên các hoàn cảnh trong thời gian thực mà còn trên các hướng dẫn có liên quan đến quá khứ, tính đến thời gian trong ngày và các ngày trong tuần. Công ty TomTom cho biết: với sự cho phép của khách hàng, thông tin về tốc độ trong quá khứ được tập hợp qua các năm bằng việc theo dõi các quyết định của họ trên đường. Thiết bị GO 740 Live của TomTom kiểm tra các cập nhật về tình hình giao thông từ 2-5 phút một lần, và cũng cung cấp các dịch vụ bổ sung chẳng hạn như tìm kiếm qua Google, giá xăng dầu và thời tiết.

Trong tương lai, những dịch vụ định vị với thông tin cập nhật liên tục sẽ ngày càng mềm dẻo, chính xác, đúng lúc và có ích hơn các hệ thống định vị được mặc định sẵn như hiện nay.
xem thêm : thiet bi dinh vi xe may, cảm biến tải trọng

Chống trộm ô tô bằng thiết bị định vị ô tô

Nhờ có chiếc thiet bi dinh vi oto , chủ xe hay các công ty làm dịch vụ vận chuyển, cho thuê xe... có thể xác định địa điểm, tốc độ chạy của xe bất kỳ lúc nào.
Anh Lê Anh Phước, một chủ thuê xe tại phường 7, quận 10, TP HCM cho biết, nhờ thiết bị GPS tracker (truy dấu qua sóng vệ tinh định vị) mà chỉ riêng năm 2009, cơ sở của anh đã 20 lần thoát nạn trộm xe.

Chống trộm, giảm tai nạn
Vừa qua, anh Phước lại cho một nhóm người thuê xe Camry, với giá 2 triệu đồng/ngày. Quá hạn trả xe, anh Phước gọi điện hỏi thì được nhóm này báo “đang ở Tây Nguyên”. Thế nhưng nhờ có thiết bị GPS tracker gắn trên xe cho thuê, anh Phước biết chắc xe của mình đã nằm suốt 3 ngày ở gần... cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh).

Định vị rõ hơn, anh Phước còn biết chính xác điểm xe đậu - đó là một khách sạn gần khu vực biên giới. Lập tức nhờ công an, anh Phước đã thu hồi được chiếc xe. “Nếu không có “hộp đen”, xe của tôi đã bị nhóm người kia “đánh” sang Campuchia”, anh Phước nói.

Tương tự, cuối năm 2009, anh Hùng, tại phường 7, quận Tân Bình, TP HCM, cho một cặp vợ chồng thuê xe ô-tô. Đến ngày hẹn trả xe, anh Hùng vẫn không thấy 2 người này trả.
Lắp GPS tracker trên xe ô tô.

Cũng nhờ GPS tracker gắn trên xe, anh Hùng biết được xe của mình đang đậu tại một điểm ở huyện Cái Bè, Tiền Giang. Sau khi nhờ công an can thiệp, lấy lại xe, anh Hùng được biết cặp “vợ chồng” thuê xe chỉ là 2 kẻ lừa đảo, đem xe của anh cầm cố tại quận 6, TP HCM. Chủ tiệm cầm đồ sợ bị phát hiện nên mang xe xuống Cái Bè giấu.

Ngoài tác dụng chống trộm xe, dinh vi oto còn là thiết bị hữu hiệu cho quản lý giao thông. Ông Lưu Quốc Thông, Giám đốc Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt chuyên về vận tải cho biết: “Từ khi lắp đặt thiết bị này, trong năm 2009 và 3 tháng đầu năm 2010, chúng tôi đã giảm được 80% số vụ tai nạn giao thông so với cùng kỳ, đồng thời chưa để xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng nào”.

Với xe có gắn thiết bị định vị , tài xế chỉ cần chạy quá tốc độ quy định là thiết bị sẽ tự động cập nhật thông tin vào website của công ty, đồng thời phát tín hiệu cảnh báo cho tài xế. Nhờ tính năng lưu lại nhật ký của xe lúc di chuyển, GPS tracker còn giúp phân tích được vụ tai nạn là do lỗi từ bên nào.

Xe nào cũng cần

Ông Thông cho biết, việc lắp đặt GPS tracker cho xe hơi rất đơn giản: Thiết bị này lấy điện từ bình ắc-quy (thường nối trực tiếp không qua khóa điện của xe), ngoài ra trên thiết bị cũng gắn pin tự sạc cho thiết bị hoạt động trong trường hợp nguồn điện từ bình xe bị mất.

Bên cạnh kết nối GPS, “hộp đen” của xe hơi còn cần gắn SIM của các nhà mạng như Vinaphone, Mobifone, Viettel, Beeline... để kết nối giữa thiết bị với chủ xe bằng tin nhắn.

Hầu hết thiết bị GPS tracker trên thị trường là hàng nhập khẩu trọn bộ từ Đài Loan (Trung Quốc), Nga, châu Âu... Giá cả các loại này chênh lệch rất lớn, từ hơn 100 - hơn 500 USD (khoảng 2 - 10 triệu đồng) mỗi chiếc.

Một bộ GPS tracker.

Tại TP HCM, Công ty V.H chỉ nhập về những con chíp quản lý, còn lại tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hộp đen theo yêu cầu của người dùng: thiết bị đo nhiệt độ xe (thùng lạnh), thiết bị đo nhiên liệu trực tiếp, số lần đóng mở cửa (containe, thùng hàng), máy ghi hình...

Ông Thông tư vấn: Với xe hơi tư nhân, người dùng chỉ cần mua loại GPS tracker có chức năng đơn giản và quản lý bằng điện thoại là đủ. Nhưng các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có số lượng đầu xe lớn cần có thêm phần mềm quản lý trực tuyến chuyên dùng.

Bản đồ cung cấp cho người sử dụng được mua có bản quyền của VietMap, Geobiz…giúp người sử dụng theo dõi xe qua bản đồ số. Một số công ty cung cấp, lắp đặt thiết bị này chỉ sử dụng các bản đồ trực tuyến miễn phí như Google.maps, Google Earth…

Tuy nhiên, các loại bản đồ số miễn phí thường ít được cập nhật và không thể thêm vào những địa điểm cần đánh dấu.

Theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, ban hành ngày 21/10/2009: Từ 1/7/2011, xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe khách vận tải du lịch, xe container phải gắn thiết bị phải gắn thiết bị giám sát hành trình.

Đến ngày 1/1/2012, xe ô-tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly trên 300 km, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Và cuối cùng đến ngày 1/7/2012 bắt buộc tất cả các xe phải lắp.

Định vị chống trộm xe máy Việt Nam ra đời

Sau 2 năm mày mò nghiên cứu, giờ đây ý tưởng sản xuất thiet bi dinh vi xe may của sinh viên Đoàn Thiên Phúc và nhóm bạn đã trở thành hiện thực. Niềm vui đó càng được nhân lên khi ngày càng nhiều người sử dụng và tin cậy.
 
 
Thiết bị chống trộm xe máy Made in Vietnam

 
Sinh viên Đoàn Thiên Phúc với nhiều ý tưởng sáng tạo. Ảnh: Khoa học
 
Chỉ cần gắn dinh vi xe may, kết nối trực tiếp với máy điện thoại của người sử dụng bằng một phần mềm sử dụng bản đồ số, vậy là xe gắn máy đã được định vị. Trong trường hợp bị mất, người sử dụng chỉ cần nhắn tin vào thiết bị này sẽ nhận được tin nhắn gửi trả về vị trí chính xác của xe.
 
Phải mất 1 năm để thiết bị định vị cho xe gắn máy ra đời, thêm 1 năm để hoàn thiện thiết bị trước khi đến tay người tiêu dùng. Nhưng với 10 thành viên trong nhóm đoạt giải nhất Ý tưởng sáng tạo sinh viên năm 2010 đều cảm thấy hài lòng với công sức bỏ ra.
 
“Khó khăn thì rất nhiều, sinh viên mới ra trường kinh nghiệm chưa có và nhiều lĩnh vực khác nữa, đặc biệt là lĩnh vực IT là phần rất nhạy cảm, rất khó để phát triển…”, Ngô Nhật Thái, công ty Setech Việt, TP.HCM chia sẻ.
 
Với anh Nguyễn Văn Hợp, một trong những khách hàng đầu tiên của thiết bị này ngay lần đầu tiên được giới thiệu, anh đã bị thuyết phục bởi tính năng của thiết bị. Sau lần sử dụng đầu tiên, anh lại tiếp tục mua thêm cho người thân. Không chỉ mua, anh còn đóng góp ý kiến để giúp cho sản phẩm tiện lợi hơn cho người sử dụng. Anh Hợp nói: “Rất vui vì đây là sản phẩm do người Việt chế tạo. Có thể nói, đây là lần đầu tiên một thiết bị chống trộm dành cho xe máy lại do người Việt chế tạo…”.
 
Sau lần đầu thử nghiệm thành công, nhóm đã tự tin cho ra đời công ty Setech Việt chuyên sản xuất thiết bị định vị xe gắn máy. Đến nay, công ty đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên với 2000 sản phẩm. “Từ ý tưởng cho đến lúc sản phẩm thật ra đời có nhiều người nói rằng, cứ gắn cho tôi đi, tôi sẵn sàng làm vật thí nghiệm. Sau khi mình lắp, khách hàng còn góp ý nên cải tiến thêm…”, anh Đặng Xuân Quỳnh, Giám đốc công ty Setech Việt kể.

Định vị chống trộm xe máy hiệu quả

Giành giải Khuyến khích Nhân Tài Đất Việt 2012, nhóm tác giả 8x đến từ công ty cổ phần giài pháp Setech Việt đã không ngừng cải thiện sản phẩm và chuẩn bị cho ra đời phiên bản mới với nhiều tính năng ưu việt.

Theo anh Đặng Xuân Quỳnh, trưởng nhóm sản phẩm, các ý kiến và phản biện của Ban Giám khảo NTĐV 2012 đã giúp nhóm rất nhiều trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như tâm lý thiết kế cho dòng sản phẩm mới và các dòng sản phẩm tiếp theo của công ty. Hiện công ty đang chuẩn bị giới thiệu phiên bản mới của “Thiết bị cảnh báo trộm và định vị xe máy thông qua điện thoại di động S-Bike” – S Bike Pro.
Thiết bị chống trộm xe máy cực hiệu quả
 Thiết bị cảnh báo trộm và định vị xe gắn máy thông qua điện thoại di động S-Bike Pro dễ sử dụng.
 
 
 
Lô sản phẩm đầu tiên gồm 500 sản phẩm được bán ra thị trường từ năm ngoái đã được người tiêu dùng đón nhận và tiêu thụ hết trong 40 ngày sau khi sản phẩm công bố chính thức trên thị trường. Với phiên bản mới, công ty đang khá bận rộng cho việc sản xuất với số lượng lớn để hạ giá thành sản phẩm và việc giám sát chất lượng cũng nghiêm ngặt hơn. Theo dự kiến, phiên bản S-bike Pro sẽ chính thức ra mắt trong tháng 7/2013 với nhiều cải tiến nổi trội hơn về khả năng định vị, tiết kiệm năng lượng, chi phí sử dụng rất thấp, khả năng an toàn cho xe rất cao, cảnh báo nhanh và thiết thực với cuộc sống hằng ngày của mọi người, anh Quỳnh chia sẻ. 

xem thêm : dinh vi xe hoi, cảm biến nhiên liệu

Dùng định vị ô tô để lấy trộm xe

Công an huyện Đông Anh - Công an TP Hà Nội đã làm rõ vụ trộm với thủ đoạn mới rất tinh vi dựa vào công nghệ cao, bắt khẩn cấp thủ phạm là Nguyễn Đức Thắng (SN 1981, ở phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ngày 6-3, cơ quan điều tra Công an huyện Đông Anh đã bắt giữ khẩn cấp Nguyễn Đức Thắng để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Trước đó, ngày 1-3, Thắng đã mang xe ô tô của gia đình đi cầm cố cho anh Nguyễn Hữu Lực (SN 1979, ở xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) với giá 420 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, Thắng dùng số tiền trên tiêu xài và trả nợ hết.

Đến khoảng 14 giờ ngày 4-3, anh Lực lái chiếc xe ô tô trên đi ăn đám cưới tại thôn Cổ Điển, xã Hải Bối. Với toan tính từ trước, Thắng đã dùng dinh vi oto, xác định vị trí chiếc xe ô tô đã cầm cố rồi lợi dụng mọi người không để ý lấy trộm chiếc xe.

Sau đó, Thắng điều khiển chiếc ô tô, đưa về gửi tại đường 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.
xem thêm : dinh vi xe may, dinh vi xe hoi
Nguồn : Người Lao Động