Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Tàu cá ngư dân được trang bị thiết bị định vị

Tối 25/11, Chương trình giao lưu-ca nhạc "Tấm lưới nghĩa tình" ủng hộ ngư dân Việt Nam đã nhận được sự chia sẻ và ủng hộ nhiệt tình của hàng triệu khán giả trong cả nước.

Chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Quỹ Tấm lòng vàng Báo Lao động phối hợp với Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) phối hợp tổ chức, nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân quyên góp và nhắn tin ủng hộ, giúp ngư dân khắc phục khó khăn, yên tâm bám biển, làm giàu từ biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Tiết mục nghệ thuật khai mạc chương trình
Qua các tiết mục nghệ thuật khán giả hiểu thêm về công việc của ngư dân
Tới tham dự chương trình có các đồng chí: Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn; Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Trịnh Huy Quách, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội; Hoàng Ngọc Thanh PCT Tổng LĐLĐVN, ông Vũ Văn Tám Thứ trưởng Bộ NN & PTNN kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và các đại diện cơ quan đơn vị trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Ngọc Thanh PCT Tổng LĐLĐVN đề cao ý nghĩa của chương trình:  Cuộc mưu sinh bám biển của các ngư dân VN thường xuyên phải đối mặt với muôn vàn rủi ro và bất trắc, song các thế hệ ngư dân VN vẫn ngày đêm kiên trì bám biển vì ý thức bảo vệ chủ quyền các quốc gia. Vì thế, để có thêm nguồn lực hỗ trợ các nghiệp đoàn nghề cá và các ngư dân nghèo bám biển, Tổng LĐLĐVN đã phát động chương trình Tấm lưới nghĩa tình. Chương trình thêm một lần nữa khẳng định mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái của CBCNV công đoàn lao động nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung với các ngư dân, những người đang hàng ngày, hàng giờ bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc”.

a
Qua phần giao lưu với 2 vị khách mời những điều chưa biết về công việc
và cuộc sống của người ngư dân được chia sẻ
Chương trình thông qua lời ca, tiếng hát, phóng sự về những ngư dân đang ngày đêm bám biển và đặc biệt là phần giao lưu với các ông Bạch Quốc Khang, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam..., khán giả đã được tìm hiểu sâu hơn về nghề đánh bắt cá, về những vất vả, khó nhọc và cả những mất mát của ngư dân trên biển; đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò của ngư dân đối với sự phát triển kinh tế đất nước, trong lĩnh vực khai thác thủy sản và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam...
Tại chương trình, ông Bạch Quốc Khang nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của người ngư dân trong việc phát triển kinh tế và khẳng định chủ quyền biển đảo trong bối cảnh mới. Họ là lực lượng chủ đạo trong khai thác nguồn lợi thủy sản từ biển, cũng là lực lượng bảo vệ các nguồn lợi thủy sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá khác cho đất nước.
Mong ước của người ngư dân là được ngày đêm bám biểm
Mong ước của người ngư dân là được ngày đêm bám biểm
Ông Võ Thiên Lăng khẳng định: Nghề cá VN đã có những bước chuyển biến rõ rệt từ sản xuất nhỏ lẻ không hiệu quả chúng ta đã có gần 2000 tổ khai thác hải sản mỗi năm đánh bắt được trên 4 triệu tấn hải sản… Vừa qua, chúng ta đã thành lập được 2 nghiệp đoàn nghề cá ở Quảng Ngãi và Bình Thuận, sắp tới sẽ tiếp tục thành lập các nghiệp đoàn nghề cá ở tỉnh Kiên Giang, Phú Yên.
Để hỗ trợ ngư dân khi ra khơi, Đảng và Chính phủ còn tạo nhiều cơ chế mở giúp người dân dễ dàng vay vốn mua sắm tàu thuyền, trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản. Ngoài ra, mỗi tàu cá được trang bị một máy thông tin liên lạc kết nối thiết bị định vị toàn cầu giúp các đội tàu đánh bắt cá tại vùng biển Trường Xa và Hoàng Xa có thể gắn kết, giúp đỡ nhau tốt hơn.
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát và Phó Chủ tịch VP QH
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát ghi nhận những đóng góp của
những ngư dân "anh hùng"
Theo thống kê của Tổng LĐLĐVN cả nước có gần 4 triệu lao động trong ngành thủy sản, trong đó 1,3 triệu lao động thu nhập chính từ khai thác hải sản xa bờ và trên 130 nghìn tàu cá. Tuy nhiên, với những khó khăn thách thức ngày càng nhiều từ thiên tai, từ sự cạnh tranh ngư trường, cạnh tranh vùng biển của ngư dân các nước bạn nên số lượng ngư dân VN bám biển đang ngày  càng giảm sút, số chuyến tàu ra khơi đánh bắt cá ngày càng thưa vắng. Vì thế, chương trình Tấm lưới nghĩa tình là một hoạt động thiết thực ủng hộ, giúp đỡ ngư dân để họ yên tâm bám biển. Hỗ trợ việc thành lập, phát triển và tháo gỡ khó khăn cho những nghiệp đoàn nghề cá.
Thông qua chương trình, 2 ngư dân Mai Trọng Lưu (ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) và Phan Văn Hiếu (ngư dân TP. Phan Thiết, Bình Thuận) đã chia sẻ với khán giả hoàn cảnh của mình, những khó khăn, vất vả của những người dân biển đảo. Anh Mai Trọng Lưu người được mệnh danh là “Sói Biển”, cũng là người từng trở về sau 5 lần bị bắt và tra tấn ở nước bạn không ngại ngần nói lên mong mỏi của anh và các ngư dân là được hỗ trợ hoàn toàn kinh phí mua sắm, sửa chữa phương tiện, trang thiết bị đã hư hỏng do thiên tai, do tàu lạ phá hoại. Còn những ngư dân sẽ không ngại khó khăn, nguy hiểm mà ngày đêm bám biển…

Hơn 3,4 tỷ đồng
Chương trình "Tấm lưới nghĩa tình" đã nhận được số tiền ủng hộ
lên đến gần 3,4 tỷ đồng

Tính đến 17 giờ ngày 24/11, đã có gần 3,4 tỷ đồng ủng hộ đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá và ngư dân Việt Nam qua chương trình “Tấm lưới nghĩa tình.” Trong đó, ủng hộ qua tin nhắn trên 1,7 tỷ đồng và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký ủng hộ trực tiếp về Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động là trên 1,6 tỷ đồng.

a
Không chỉ có các đơn vị thuộc Tổng LĐLĐ VN mà nhiều doanh nghiệp
cũng tham gia ủng hộ ngư dân bám biển
 

Cuối chương trình, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã kêu gọi cán bộ, công nhân viên chức lao động, bà con nông dân, học sinh, sinh viên và đoàn thể, doanh nghiệp cả nước giúp ngư dân vượt khó khăn, bám biển sản xuất bằng hình thức nhắn tin từ thiện qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400, với nội dung nhắn tin: nd (chữ cái viết tắt của ngư dân) gửi đến tổng đài 1407.

Mỗi tin nhắn sẽ góp thêm 14.000 đồng vào Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình” cho ngư dân nghèo mua ngư cụ, có phương tiện đi biển, ổn định cuộc sống. Phí gửi tin nhắn là 300đồng/tin. Thời hạn nhắn tin ủng hộ đến hết ngày 31/12 tới.

xem thêm : thiết bị giám sát hành trình, định vị xe máy

Thiết bị giám sát hành trình Bình Anh

Bắt đầu chỉ với 2 bàn tay trắng và ước mơ làm được cái gì đó thiết thực cho xã hội đến nay anh  Đào Thanh Anh đã trở thành giám đốc Công ty điện tử Bình Anh, chuyên sản suất thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) ở Việt Nam.
 
a
Đào Thanh Anh Giám đốc điều hành Công ty điện tử Bình Anh

Công ty Điện tử Bình Anh là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị, hệ thống quản lý giám sát hành trình cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên toàn quốc.

Cũng vì thế nên doanh nhân Đào Thanh Anh luôn phải bận rộn với những chuyến công tác dài ngày và những hợp đồng cung cấp thiết bị bạc tỉ. Gặp được anh là một điều không đơn giản. Sau 3 lần lỡ hẹn tôi cũng may mắn được trò chuyện cùng vị doanh nhân trẻ thành đạt này.

Là giám đốc điều hành của một công ty lớn, nhưng Doanh nhân Đào Thanh Anh tỏ ra rất từ tốn và giản dị. Phòng họp của công ty cũng là nơi làm việc và tiếp khách của vị giám đốc trẻ tuổi này. Theo anh “Mình càng gần gũi với anh em thì hiệu quả công việc càng cao”. Nói chuyện với anh người ta cảm thấy anh là một người hết sức khiêm tốn. Anh không bao giờ tự nhận mình là người thành đạt, anh chỉ cho rằng mình đã đi đúng hướng, thành quả ngày hôm nay là do sự nỗ lực của toàn bộ anh em trong công ty.  

Từ kỹ sư công nghệ thành người giám sát giao thông

“Thời điểm vừa tốt nghiệp năm 1998, chẳng bao giờ mình mơ đến ngày hôm nay. Lúc ấy, ước mơ lớn nhất của mình là một gia đình nhỏ xinh ở Thủ Đô”. Đó là những lời tâm sự rất thật của vị doanh nhân trẻ tuổi về cái thời bỡ ngỡ ôm mơ ước “còm” vào đời.

Với tấm bằng kỹ sư điện tử viễn thông loại ưu, chàng kỹ sư trẻ nhanh chóng tìm được một công việc ổn định trong Viện Nghiên cứu khoa học. Thế nhưng qua 8 năm làm việc, với những đề tài nghiên cứu lớn nhỏ. Anh nhận ra rằng để một đề tài khoa học được áp dụng vào thực tiễn phải mất cả một quá trình, có khi cả một đời nghiên cứu cũng không mang lại điều gì cho xã hội. Vì thế, anh bắt đầu ấp ủ một cái gì đó có ý nghĩa thực tiễn, gần gũi với đời sống. Anh trăn trở, tìm kiếm những sản phẩm công nghệ hữu ích cho xã hội.

Những chiếc hộp đen từng được anh lắp giáp theo phương thức thủ công
 Lắp ráp thiet bi dinh vi oto

Cũng rất tình cờ, trong một lần về thăm quê nhà ở Hà Tĩnh, chàng kỹ sư đã chứng kiến cảnh xe khách “hành” khách như thế nào. Khách hàng vốn được coi thượng đế của doanh nghiệp, vậy mà khi đã lên xe lại bị biến thành tù nhân của họ. Anh nhớ như in hình ảnh những chiếc xe dù, bến cóc thản nhiên đua tốc độ trên đường, thản nhiên dừng đón trả khách, nhồi nhét khách… và cũng ngần ấy lần anh chứng kiến những vụ tai nạn giao thông thảm khốc trên QL 1A. Trong khi đó cánh lái xe cứ như những con bệnh nhờn thuốc. Bất chấp luật pháp và tính mạng hành khách, họ vẫn ngang nhiên vi phạm luật giao thông trong sự bất lực lực lượng chức năng.

Hộp đen “Made in Viet Nam”

Từ đó, cái ý tưởng mơ hồ về hệ thống quản lý xe khách đã được hình thành. Qua 3 tháng mầy mò tìm kiếm, cuối cùng chàng kỹ sư Đào Thanh Anh cũng hiện thực hóa được “liều thuốc đặc trị” cho bệnh xe dù, bến cóc. Chiếc hộp đen và hệ thống quản lý phương tiện thông qua thiết bị định vị vệ tinh là giải pháp tối ưu nhất.

Vào thời điểm đó, ở Việt Nam hộp đen vẫn là thiết bị hoàn toàn mới đối với các loại phương tiện vận tải đường bộ. Do thiết bị này phải nhập khẩu hoàn toàn, kể cả việc lắp đặt và chuyển giao công nghệ quản lý đều phải phụ thuộc vào đơn vị phân phối. Vì thế, nó luôn khả năng của doanh nghiệp vận tải trong nước.

Để thực hiện ý tưởng của mình, anh ngày đêm nghiên cứu các loại thiết bị tiên tiến của nước ngoài. Từ công nghệ của họ, anh tìm kiếm linh kiện để chế tạo ra sản phẩm của riêng mình. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng kỹ sư Đào Thanh Anh cũng có được chiếc hộp đen như ý.

Có được sản phẩm rồi anh lại loay hoay tìm nơi thử nghiệm. Việc này cũng khó chẳng kém việc chế tạo sản phẩm. Anh nói: “Người ta từ chối vì chẳng ai dám mang mình ra làm vật thí nghiệm cả”. Tưởng như sản phẩm của anh sẽ bị chìm vào quên lãng giống như những đề tài khoa học trước đây. Nhưng may thay trong lúc khó khăn ấy, một ông chủ doanh nghiệp vận tải có cùng mong muốn như anh đã đồng ý cho anh lắp đặt thử nghiệm thiết bị lên chiếc xe của ông. Trời chẳng phụ lòng người, thành công đã mỉm cười với anh. Hệ thống giám sát hành trình đầu tiên “made in Viet Nam” ra đời như thế.

Biến tiền triệu thành bạc tỉ

Trong chặng đường trở thành doanh nhân, khó khăn lớn nhất đối với người kỹ sư trẻ là nguồn vốn. Số tiền tiết kiệm ít trong những năm làm tại viện chẳng thể giúp anh thành lập công ty. Anh lại chạy đôn, chạy đáo vay gia đình, bạn bè… Năm 2007 công ty điện tử Bình Anh được thành lập với số vốn ban đầu chỉ là 60 triệu đồng.

Đội ngũ chăm sóc khách hàng làm việc 24/24
Việc chăm sóc khách hàng được thực hiện 24/24 giờ

Với phương châm lấy uy tín, chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách làm đầu, doanh nhân Đào Thanh Anh và công ty điện tử Bình Anh từng bước tạo được tiếng vang trên thị trường.  Khách hàng tìm đến đặt mua thiết bị của anh ngày một nhiều. Quy mô công ty cũng vì thế được mở rộng. Đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên khắp 3 miền đất nước. Thông qua 3 chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng và TP. HCM cùng hệ thống 50 đại lý trải khắp cả nước khách hàng có thể dễ dàng được tiếp cận bộ sản phẩm giám sát hành trình tiên tiến.

Từ 60 triệu đồng ban đầu, đến nay nguồn vốn của công ty đã lên đến trên 60 tỷ chưa kể giá trị hạ tầng hiện có. Còn bộ sản phẩm giám sát hành trình đã tích hợp trên 200 tính năng phục vụ cho hoạt động quản lý giám sát các loại phương tiện vận tải.

“Tiếng lành đồn xa” nhận thấy lợi ích từ việc lắp đặt bộ thiết bị này, nhiều doanh nghiệp vận tải đã đặt mua và lắp đặt hệ thống giám sát phương tiện vận tải. Đến thời điểm này đã có trên 600 hãng vận tải xe khách, xe buýt, xe tải và gần 50 hãng taxi sử dụng dịch vụ này.

Công ty điện tử Bình Anh là đơn vị đầu tiên sản xuất lắp ráp thiết bị giám sát hành trình phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Thông tư 08/2011/TT-BGTVT ngày 08/03/2011).

Theo doanh nhân Đào Thanh Anh: “Bí quyết thành công không đơn giản là có trong tay bộ sản phẩm ưu việt mà sự tin cậy của khách hàng mới là điều cốt lõi”. Vì thế, khi Chính Phủ ban hành nghị định quy định về việc bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với ô tô tham gia về hoạt động kinh doanh vận tải, hàng loạt các doanh nghiệp vận tải đã tìm đến bộ sản phẩm của công ty.

4 năm để thành một doanh nhân, đó là một quãng thời gian ngắn kỷ lục mà ít ai có thể làm được. Chưa bằng lòng với thành công hiện giờ, doanh nhân Đào Thanh Anh vẫn miệt mài tìm kiếm những giải pháp mới mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển của ngành GTVT.. Anh nguyện gắn bó cả đời với nó bởi đó không chỉ là kinh doanh mà còn là niềm đam mê, tình yêu cháy bỏng với nghiệp “giám sát hành trình”.

xem thêm : dinh vi xe may

Thi công nghiệm thu dự án còn nhiều bài học

Người phát ngôn của Bộ GTVT Nguyễn Văn Công vừa cho biết, triển khai Quyết định số 2739/QĐ-BGTVT và Quyết định số 2903/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc thành lập Đoàn công tác kiểm tra chất lượng công trình giao thông, Đoàn công tác đã chia làm 6 tổ triển khai thực hiện. Báo cáo của các tổ kiểm tra, đánh giá về các hiện tượng hư hỏng, tồn tại cho biết: Về các nhóm tồn tại, khiếm khuyết, theo Bộ GTVT, nhà thầu thi công,  tư vấn giám sát (TVGS) chưa thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án như: thành phần cấp phối của lớp móng đá dăm không đạt yêu cầu, nhiều hạt nhỏ, độ chặt không đảm bảo, đặc biệt là chỉ số dẻo vượt quá sai số cho phép; đồng thời nền đường đắp không đảm bảo độ chặt dẫn đến khi đưa công trình vào khai thác sử dụng đã bị hư hỏng, đặc biệt là sự ảnh hưởng trực tiếp của nước ngầm, như ở một số dự án:  QL48-2 đoạn Yên Lý- Nghĩa Thuận: (Km0-Km20), Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương.

QL48
QL48-2 đoạn Yên Lý- Nghĩa Thuận

Trong quá trình thi công và nghiệm thu, TVGS và ban QLDA nhà thầu sử dụng máy san để thi công lớp cấp phối đá dăm lớp trên (lớp base). Việc tổ chức thi công lớp mặt bê tông nhựa chia làm nhiều phân đoạn với nhiều nhà thầu khác nhau, thiết bị thi công không đồng đều nên có nhiều mối nối giữa các đoạn dẫn đến khó kiểm soát độ bằng phẳng. Đặc biệt thiết bị định vị bề dày (sensor) khống chế cao độ (rải bê tông nhựa) chưa tốt, chưa được nhà thầu và TVGS chú trọng như ở dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

vgl.com.vn chuyên định vị xe máy, dinh vi oto giám sát hành trình theo quy định Bộ GTVT

Đối với hiện tượng lún xảy ra đối với các đoạn nền đường thi công trên vùng đất yếu, mặc dù đã sử dụng các biện pháp xử lý đất yếu nhưng chưa có giải pháp khắc phục, xử lý triệt để trừ áp dụng giải pháp làm cầu vượt. Trong đó giải pháp xử lý của tư vấn thiết kế còn tồn tại thể hiện tập trung tại các vị trí đường đầu cầu, khu vực xử lý nền đất yếu như: đường Láng - Hòa Lạc, TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương.

Về tồn tại trong giai đoạn thiết kế, thi công và chuyển giao công nghệ có vấn đề sau: giải pháp thiết kế lựa chọn, sử dụng kết cấu chưa phù hợp; giải pháp xử lý thoát nước chưa xác định đúng cao độ của tuyến đường, thiết kế hệ thống thoát nước không đồng bộ dẫn đến đọng nước làm hư hỏng mặt đường. Nhận thức về công tác chuyển giao công nghệ chưa đúng, bản chất là thuê chuyên gia hướng dẫn thiết kế và thi công như ở dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long.

Qua đánh giá nguyên nhân, các hư hỏng khuyết tật tại các dự án kiểm tra có thể  rút ra bài học lớn sau: Trước hết, khi xảy ra các khuyết tật, hư hỏng, chủ đầu tư, ban QLDA đã chậm kiểm tra kiểm định xác định nguyên nhân.

Đồng thời, sự chậm trễ trong việc khắc phục của nhà thầu hoặc khắc phục chưa triệt để dẫn đến những hư hỏng phát triển thêm, gây bức xúc cho xã hội như ở Dự án Đường ô tô cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương từ tháng 10/2010, QL48-2 từ năm 2008.

Công tác giám sát của các chủ đầu tư (ban QLDA) thực hiện chưa tốt, hoàn toàn dựa vào TVGS, kể cả công tác nghiệm thu chất lượng sản phẩm. TVGS thực hiện không nghiêm túc chức trách của mình đã dẫn tới kết quả trên.

Thứ hai, trong quá trình xây dựng, việc giám sát trong công tác quản lý chất lượng  của các cơ quan quản lý chủ đầu tư chưa chặt chẽ. Đã quá tin tưởng vào đội ngũ TVGS, tư vấn kiểm định. Trong khi đó từ công tác thí nghiệm của tư vấn, kết quả kiểm định không trung thực như ở dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương (kết quả thí nghiệm), QL48 (kết quả kiểm định...

Đồng thời công tác giám sát của chủ đầu tư, (ban QLDA), TVGS đã không làm tròn nhiệm vụ, đã để nhà thầu thi công không đúng chỉ dẫn kỹ thuật.

Thứ ba, công tác thiết kế cần khảo sát kỹ các số liệu địa chất thủy văn, kể cả lưu lượng xe, tải trọng lớn để đưa ra các giải pháp thiết kế hợp lý để xử lý đặc biệt khu vực nền đất yếu và kết cấu mặt đường, các giải pháp thiết kế đoạn tiếp giáp giữa đường và cầu, cũng như khu vực có nước ngầm.

Khi áp dụng công nghệ mới cần phải có thử nghiệm làm thử, chỉ khi làm chủ được công nghệ thiết kế có quy trình thi công, nghiệm thu mới đưa vào xây dựng công trình (trừ những dự án sử dụng vốn nước ngoài do TVTK nhà thầu nước ngoài chuyển giao công nghệ).

Thứ tư, cần phân rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân từ cơ quan quản lý chủ đầu tư, ban QLDA đến TVGS, nhà thầu thi công. Cần phải kiểm điểm sâu sắc trong việc quản lý dự án cũng như quản lý về chất lượng xây dựng công trình.

Đặc biệt là Ban QLDA là cơ quan thay mặt chủ đầu tư thực hiện toàn bộ các công việc từ khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, ký hợp đồng, thực hiện công tác nghiệm thu sản phẩm cho đến bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

xem thêm : thiet bi dinh vi xe may